Phân biệt sự khác nhau xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch

Phân biệt sự khác nhau xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch

Với sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp chế tạo cũng như công nghệ hiện đại, năng suất lao động ngày càng tăng, dẫn đến dư thừa nguồn cung trong nước thì nhu cầu xuất khẩu hàng hóa là thực sự cần thiết. Lượng hàng hóa được đưa ra nước ngoài tiêu thụ càng nhiều với giá trị hàng hóa càng cao sẽ đem lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn đối với sự phát triển của một đất nước. Hiện nay xuất khẩu hàng hóa có hai phương thức chủ đạo đó là xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch. Để tìm hiểu rõ hơn về 2 loại hình thức xuất khẩu này mời bạn tham khảo bài viết phân biệt xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch dưới đây của chúng tôi.

Xuất khẩu tiểu ngạch là gì?

nhập khẩu tiểu ngạch

Xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức đưa hàng hóa từ một nước sang nước khác bằng con đường trao đổi, buôn bán giữa người dân sinh sống hai nước có chung đường biên giới. Có thể có hoặc không thông qua cửa khẩu và kim ngạch của mỗi giao dịch phải có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật. Xuất khẩu tiểu ngạch khá đơn giản và dễ thực hiện nên đây là một phương thức xuất khẩu khá được ưa chuộng đối với các hàng hóa giá trị thấp.

Tuy vậy nhưng xuất khẩu tiểu ngạch cũng đem đến rất nhiều rủi ro nên phương thức này đang dần được chuyển đổi sang con đường xuất khẩu chính ngạch.

Xuất khẩu chính ngạch là gì?

Xuất khẩu chính ngạch là hình thức đưa hàng hóa có số lượng lớn từ nước này sang nước khác qua cửa khẩu cho mục đích buôn bán và thu ngoại tệ. Đây là hình thức kinh doanh có tính quốc tế cao. Cách thức này thường được các cơ quan, công ty, doanh nghiệp thực hiện với đầy đủ các thủ tục, hợp đồng giao dịch được ký kết và tuân theo các hiệp định mậu dịch quốc tế và khu vực. Hoạt động xuất khẩu theo phương thức này đòi hỏi đơn vị thực hiện phải tuân thủ chặt chẽ các quy định quy trình thông quan, đôi khi khá phức tạp và đòi hỏi phải bỏ ra chi phí cao.

tiểu ngạch và chính ngạch

Xuất khẩu chính ngạch thường được sử dụng với các đơn vị, công ty, doanh nghiệp có các hợp đồng mua bán lớn.

Quy trình xuất khẩu chính ngạch:

  • Chuẩn bị tài khoản khai báo điện tử hải quan, có tài khoản thanh toán quốc tế
  • Ký hợp đồng với bên đối tác
  • Chuẩn bị đóng gói hàng hóa, book forwarder, book container, làm các giấy tờ thủ tục thông quan
  • Hoàn tất bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa
  • Tất toán với ngân hàng để hoàn tất thủ tục

Hiện nay, xuất khẩu theo con đường chính ngạch đang được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện, cơ quan nhà nước đã tăng cường ngoại giao, ký kết các hiệp định, hiệp ước về xuất nhập khẩu quốc tế để có nhiều chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh hoạt động này, để phát triển kinh tế đất nước một cách mạnh mẽ hơn nữa.

Sự khác biệt giữa xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch

Thủ tục xuất khẩu

thủ tục

Xuất khẩu tiểu ngạch: thông thường là đàm phán giữa người mua và người bán, giữa các thương lái hai nước, không có tính ràng buộc pháp lý, thủ tục thông quan đơn giản, có khi chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch. Hàng hóa không cần có hóa đơn, chứng từ hay hợp đồng chính thống, tỷ lệ thuế suất phải đóng cũng khá thấp, thường chỉ cần đóng phí biên mậu là có thể xuất được hàng. Hình thức thanh toán hàng hóa hay sử dụng tiền mặt.

Xuất khẩu chính ngạch: Các cơ quan, công ty, tổ chức, doanh nghiệp cần có quy trình làm thủ tục thông quan phức tạp. Hàng hóa vận chuyển cần phải được đóng đầy đủ thuế phí, có chứng từ thanh toán, hóa đơn đầu vào cụ thể cũng như các tờ khai hải quan, các hợp đồng mua bán … đầy đủ theo quy định của pháp luật cũng như theo hiệp định thương mại hai nước. Xuất khẩu – nhập khẩu chính ngạch thường chịu mức thuế khá cao phụ thuộc vào nước xuất và nhập khẩu khá nhiều.

Cách thức vận chuyển

Vận chuyển hàng hóa theo con đường xuất khẩu tiểu ngạch thường sử dụng phương tiện là xe tải, hoặc các phương tiện cá nhân của thương lái, thường số lượng vận chuyển hàng nhỏ.

xuất nhập khẩu

Với xuất khẩu chính ngạch: Bắt buộc thông qua cửa khẩu và chịu sự giám sát của hải quan, thường sử dụng các container lớn. Doanh nghiệp có thể book trực tiếp hoặc có thể sử dụng các chuỗi cung ứng logistics để chuyển hàng.

Chi phí, giá cả

Vì thủ tục xuất hàng đơn giản, không phải chịu quá nhiều thủ tục kiểm soát của các cơ quan quản lý nên chi phí giá cả của xuất khẩu tiểu ngạch khá thấp. Hiện nay, nhiều đơn vị lợi dụng con đường này để trốn thuế, muốn gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động này có thể bị bắt hàng và bị cơ quan nhà nước xử lý.

Xuất khẩu chính ngạch chịu nhiều khoản thuế phí, chi phí cho kiểm định chất lượng hàng hóa chặt chẽ trước khi thông quan, chi phí hóa đơn, chi phí ký kết hợp đồng cũng như rất nhiều chi phí quản lý hàng hóa… Do đó mà chi phí chuyển hàng theo con đường chính ngạch khá cao.

Tính rủi ro

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành xuất nhập khẩu – Cẩm Thạch Company cho biết do xuất khẩu tiểu ngạch khá đơn giản và không được kiểm soát chặt chẽ nên phương thức chuyển hàng này khá rủi ro, có tính ổn định thấp, phụ thuộc khá nhiều vào chính sách của các quốc gia. Hàng đi không được đảm bảo, có thể bị mất, thất lạc hàng trong quá trình vận chuyển, hàng hóa đi chậm do tắc biên, có nhiều trường hợp hàng không đi được sau khi đã làm hết thủ tục xuất khẩu. Bên cạnh đó, hàng hóa còn dễ bị ép giá vì hàng không thể đi khi qua hải quan gây thiệt hại cho đơn vị xuất hàng.

nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch

Qua con đường xuất khẩu chính ngạch, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo xuyên suốt trong quá trình vận chuyển, giao dịch có mức ổn định cao, hàng hóa được xuất liên tục. Hàng đi được quản lý chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng. Sẽ hạn chế tình trạng hàng không đi được do tắc biên, hàng hóa xuất đi theo đúng tiến độ thời gian, đảm bảo uy tín đơn vị xuất khẩu. Phương thức này giúp doanh nghiệp có sự an toàn vận chuyển, không bị kiểm tra bắt giữ, hàng hóa được cam kết không bị bóp méo, hỏng hóc. Vì vậy mà không phát sinh chi phí xuất hàng.

Phạm vi hàng hóa

Xuất khẩu tiểu ngạch:

  • Giá trị hàng hóa nhỏ thường hàng hóa xuất theo phương pháp này thì thấp thường là quần áo, vải may ,mặt hàng tiêu dùng cũng như các mặt hàng nông sản…
  • Giá trị hàng hóa xuất theo quy định của pháp luật và hiệp định thương mại giữa hai nước.
  • Hàng đi vẫn được kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo an toàn, nhưng không quá chặt chẽ có thể có những rủi ro về chất lượng.

Xuất khẩu chính ngạch:

  • Giá trị hàng hóa không bị giới hạn. Chúng ta có thể vận chuyển hàng hóa giá trị cao cũng như giá trị thấp. Hàng hóa có chủng loại đa dạng, phong phú. Khối lượng hàng hóa không bị hạn chế.
  • Tất cả hàng phải được kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, kiểm dịch thực vật, chất lượng và tính đảm bảo an toàn… do các cơ quan quản lý nhà nước cấp trước khi được thông quan.
  • Hàng hóa có hóa đơn VAT đầu vào cụ thể, được đóng đầy đủ thuế phí trước xuất.

Trên đây là bài viết chi tiết về phân biệt xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch, hai con đường xuất khẩu hàng hóa chủ yếu hiện nay. Chúng tôi đã tổng hợp tất cả về khái niệm, đặc điểm cũng như ưu, nhược điểm của hai hình thức xuất khẩu này. Hy vọng thông tin chúng tôi mang lại hữu ích với bạn.